0971.659.624 thuvienxaydungvn@gmail.com
0 EP
Sơ đồ xử lý đất yếu tuyến đường kết nối đường ĐT.495B với đường ĐH.15 (theo quy hoạch vùng huyện) và khu công nghiệp Thanh Bình II, huyện Thanh Liêm

Thanh Liêm, mảnh đất nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà Nam, ôm mình bên cạnh thành phố Phủ Lý và cách thủ đô Hà Nội khoảng 75km. Nơi đây là một phần của vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú, với dòng sông Đáy hiền hòa chảy qua, tưới mát cho những cánh đồng lúa xanh tươi.

Theo quy hoạch xây dựng vùng huyện Thanh Liêm đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 (được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt tại Quyết định số 392/QĐ-UBND ngày 07/3/2018 và Quyết định số 2002/QĐ-UBND ngày 28/10/2022), Thanh Liêm sẽ trở thành trung tâm vật liệu xây dựng của vùng đồng bằng sông Hồng, phát triển công nghiệp đa ngành, là trung tâm dịch vụ, thương mại chợ đầu mối gắn với đầu mối giao thông phía Nam của tỉnh và vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Ngày 02/8/2019, một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của Thanh Liêm khi khu vực đô thị huyện lỵ Tân Thanh được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại V (theo Quyết định số 1493/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Nam).

Thông tin Sơ đồ XLDY tuyến đường kết nối đường ĐT.495B với đường ĐH.15 (theo quy hoạch vùng huyện) và khu công nghiệp Thanh Bình II, huyện Thanh Liêm

 Xem thêm: Thuyết minh  ĐTXD tuyến đường kết nối đường ĐT.495B với đường ĐH.15 (theo quy hoạch vùng huyện) và khu công nghiệp Thanh Bình II, huyện Thanh Liêm.

Huyện Thanh Liêm là khu vực còn nhiều dư địa để xây dựng hạ tầng phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị và du lịch. Tuy nhiên, hệ thống giao thông còn thiếu nhiều trục kết nối, chưa phát huy hết tiềm năng lợi thế của huyện. Hiện tại, một số trục giao thông mang tính chất kết nối vùng đang được nghiên cứu đầu tư xây dựng, đặc biệt đề xuất mở nút giao liên thông giữa ĐT.495B với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình tại Liêm Sơn sẽ là cơ hội và động lực rất lớn để thúc đẩy khu vực phía Nam huyện phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, dịch vụ, đô thị.

Hiện nay, huyện Thanh Liêm là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp, vật liệu xây dựng, công nghiệp đa ngành của tỉnh và vùng Thủ đô. Bên cạnh đó, huyện còn là trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao phía Nam của tỉnh. Ngoài ra, huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới gắn với phát triển đồng bộ các lĩnh vực dịch vụ - đô thị định hướng đạt chuẩn đô thị loại IV trực thuộc tỉnh trước năm 2030.

Tuyến đường kết nối đường ĐT.495B với với đường ĐH.15 (theo quy hoạch vùng huyện) và khu công nghiệp Thanh Bình II nằm trong quy hoạch điều chỉnh Phố Cà, huyện Thanh Liêm. Hiện nay, UBND huyện Thanh Liêm đang triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường trục vành đai kinh tế T4 ( Đoạn tiếp nối với TP Phủ Lý đến đường ĐT.499B đang được thi công xây dựng, đoạn từ đường ĐT.499B đến đường ĐT.495B đang triển khai thiết kế bước Báo cáo nghiên cứu khả thi), cuối đường trục vành đai kinh tế T4 là quy hoạch khu công nghiệp Thanh Bình II (quy hoạch được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt tại Quyết định số 689/QĐ-UBND ngày 22/5/2024). Trục vành đai kinh tế T4 là tuyến đường quan trọng, là trục xương sống trong mạng lưới giao thông của huyện Thanh Liêm, kết nối huyện Thanh Liêm với thành phố Phủ Lý. Khi Khu công nghiệp Thanh Bình II được xây dựng và đi vào hoạt động, tuyến đường kết nối đường ĐT.495B với đường ĐH.15 (theo quy hoạch vùng huyện) và khu công nghiệp Thanh Bình II sẽ định hướng kết nối Khu công nghiệp Thanh Bình II với trục phát triển kinh tế T4, là xương sống giúp khu công nghiệp kết nối với mạng lưới đường tỉnh, là cửa ngõ vận chuyển hàng hóa cũng như nhu cầu vận tải của người dân xã Thanh Nguyên tới đô thị trung tâm TP. Phủ Lý và các vùng lân cận thông qua cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Do đó, việc đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối đường ĐT.495B với đường ĐH.15 (theo quy hoạch vùng huyện) và khu công nghiệp Thanh Bình II, huyện Thanh Liêm là rất cần thiết.

-Đặc điểm địa hình-địa mạo:

Địa hình khu vực đoạn tuyến đi qua

vùng đồng bằng phẳng, cao độ mặt địa hình thay đổi không đáng kể (tuyến đi qua chủ yếu là đồng ruộng trồng lúa và qua các khu cư dân hiện hữu). Bề mặt địa hình bị phân cắt bởi các ruộng lúa, bờ thửa, kênh mương, đường giao thông nội đồng và đường giao thông trong khu vực.Hà Nam nằm trong vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ nên địa hình dạng lòng chảo nghiêng dần về phía Đông Nam.Đoạn tuyến đi qua khu vực đồng bằng có xen kẹp các vùng dân cư đang sinh sống (cao độ từ -1.22m  đến +3.61m). Đây là vùng đồng bằng thuộc lưu vực sông Hồng. Vùng này bằng phẳng, độ cao trung bình dao động từ 1 - 5 m so với mực nước biển.Phủ lên các kiểu địa hình này là các lớp đất có nguồn gốc bồi tích với thành phần là sét ít dẻo, bụi rất dẻo, cát sét và cát cấp phối kém.

-Địa tầng:

Căn cứ vào kết quả khảo sát địa chất bước khảo sát nghiên cứu khả thi, địa tầng khu vực tuyến đi qua được phân chia thành các lớp đất và mô tả theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau: (Tên các lớp đất đá được mô tả thống nhất trong dự án).

Lớp Đ: Đất đắp có thành phần là sét, sét pha, xám nâu vàng.

Lớp đất nằm ngay trên bề mặt địa hình, phạm vi phân bố cục bộ ở những vị trí tuyến đi qua bờ sông, bờ mương, bờ ruộng, đường dân sinh, đường cũ. Chiều dày lớp thay đổi từ 0,3m (NY1, NY1P, NY3P) đến 1,4m (DY4-Lỗ khoan bước NCKT) Do lớp đất được hình thành nhân tạo với nhiều mục đích khác nhau nên thành phần và độ chặt không đồng nhất, lớp xuất hiện ở bờ mương bờ ruộng, đất san lấp có khả năng chịu tải yếu không nên tận dụng lớp này, lớp xuất hiện trên đường dân sinh, đường cũ có khả năng chịu tải khá tốt nhưng cần kiểm tra về thành phần vật liệu, độ chặt lớp đất đắp trước khi tận dụng lớp này.

Lớp B: Lớp bùn mặt ruộng, ao, mương, đất màu bề mặt ruộng canh tác hoa màu

Lớp đất nằm lộ ngay trên bề mặt địa hình với diện phân bố khá rộng do tuyến khảo sát chủ yếu đi qua khu vực ruộng canh tác, chiều dày lớp tại các vị trí ruộng là từ 0,3-0,6m.  Trạng thái của lớp đất biến đổi theo mùa, theo vùng, về mùa khô lớp có trạng thái dẻo mềm, về mùa mưa hoặc khi nước ngập vào ruộng đất chuyển sang dạng bùn. Do lớp có chiều dày mỏng không đồng nhất, lẫn hữu cơ, lại nằm ngay trên bề mặt thiên nhiên cần vét bỏ trước khi đắp nền đường.

Lớp 1: Bụi rất dẻo, sét ít dẻo, màu xám nâu đen, trạng thái dẻo mềm (MH, CL)

Lớp đất nằm d­ưới lớp Đ và lớp B, phạm vi phân bố từ Km0+10 –  Km0+260, Km0+340 – Km0+480, Km0+840 – Km1+035, Km1+180 – Km1+670,

Km1+980 – cuối tuyến. Chiều dày lớp khoan qua thay đổi từ 0,4m (NY1T) đến 2,3m(NY6). Lớp có khả năng chịu tải trung bình đối với công trình nền đường, tuy nhiên bề dày của lớp có nhiều vị trí rất mỏng nên không có giá trị về mặt chịu lực. Áp lực tính toán quy ước: R0 =1,3kG/cm2, hệ số nén lún a1-2=0,059cm2/kG.

Lớp 2: Sét ít dẻo, bụi rất dẻo, màu xám nâu đen, trạng thái dẻo chảy đến chảy (CL, MH).

Lớp đất nằm d­ưới lớp Đ, B, và lớp 1, phạm vi phân bố rộng rãi trên tuyến khảo sát. Chiều dày lớp khoan qua thay đổi từ 1,1m (DY2) đến 23,0m (NY15). Lớp có khả năng chịu tải yếu đối với công trình nền đường, áp lực tính toán quy ước: R0=0,65kG/cm2, hệ số nén lún a1-2=0,116cm2/kG.

Lớp 2b: Sét ít dẻo, màu xám nâu, xám vàng, trạng thái dẻo mềm, đôi chỗ dẻo cứng.

Lớp đất nằm d­ưới lớp 2, phân bố cục bộ trong khu vực khảo sát, chỉ gặp tại lỗ NY13T. Chiều dày lớp khoan là 6,9m. Lớp có khả năng chịu tải trung bình đối với công trình nền đường.

Lớp 3: Cát lẫn sét và bụi, cát cấp phối kém lẫn bụi, màu xám nâu đen, kết cấu xốp, bão hòa (SC-SM, SP-SM).

Lớp đất nằm d­ưới lớp 2, phạm vi phân bố từ Km0+135 – Km0+780, Km1+080 – Km1+565, Km1+650 – Km1+870. Chiều dày lớp khoan qua thay đổi từ 2,5m (NY12) đến 13,5m (NY3T). Lớp có khả năng chịu tải yếu đối với công trình nền đường, áp lực tính toán quy ước: R0 =1,0kG/cm2.

Lớp 4: Bụi rất dẻo, sét ít dẻo, màu xám nâu đen, trạng thái dẻo chảy đến chảy(MH, CL).

Lớp đất nằm d­ưới lớp 2b và lớp 3, phạm vi phân bố từ Km0+115 – Km0+645, Km1+415 – Km1+565, Km1+740 – Km1+869. Chiều dày lớp khoan qua thay đổi từ 1,5m (NY3) đến lớn hơn 13,5m (NY10) do lỗ khoan NY10 kết thúc trong lớp này. Lớp có khả năng chịu tải yếu đối với công trình nền đường, áp lực tính toán quy ước: R0 =0,77kG/cm2, hệ số nén lún a1-2=0,108cm2/kG.

Lớp 5a: Sét ít dẻo, màu xám nâu, trạng thái dẻo mềm (CL)

Lớp đất nằm d­ưới lớp 3 và lớp 4, phạm vi phân bố từ Km0+340 – Km0+485, Km1+160 – Km1+375, Km1+560 – Km1+685. Chiều dày lớp khoan qua thay đổi từ 2,0m (NY11T) đến lớn hơn 5,0m (NY3) do một số lỗ khoan kết thúc trong lớp này. Lớp có khả năng chịu tải trung bình đối với công trình nền đường, tuy nhiên bề dày của lớp có nhiều vị trí rất mỏng nên không có giá trị về mặt chịu lực. Áp lực tính toán quy ước: R0 =1,25kG/cm2, hệ số nén lún a1-2=0,055cm2/kG.

Lớp 5: Sét ít dẻo màu xám nâu vàng, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng (CL).

Lớp đất nằm d­ưới lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5a, Phạm vi phân bố từ Km0+0 – Km0+180, Km0+280 – Km0+380, Km0+420 – Km0+690, Km0+715 –Km1+190, Km1+335 – Km1+467, Km1+522 – Cuối tuyến. Chiều dày lớp khoan qua thay đổi từ lớn hơn 1,5m (NY13T) đến lớn hơn 4,7m (NY1P) do một số lỗ khoan kết thúc trong lớp này. Lớp có khả năng chịu tải khá đối với công trình nền đường, áp lực tính toán quy ước: R0=2,1kG/cm2, hệ số nén lún a1-2=0,029cm2/kG.

Lớp 6: Cát lẫn sét và bụi, màu xám nâu, xám đen, kết cấu xốp – chặt vừa,bão hòa (SC-SM).

Lớp đất nằm d­ưới lớp 5a và lớp 5, phạm vi phân bố từ Km0+528 – Km0+0+690, chỉ gặp tại 2 lỗ khoan NY4 và NY5P. Chiều dày lớp khoan qua thay đổi từ lớn hơn1,5m (NY5P) đến lớn hơn 4,5m (NY4) do 2 lỗ khoan trên kết thúc trong lớp này. Lớp có khả năng chịu tải trung bình đối với công trình nền đường, áp lực tính toán quy ước:

R0 =1,3kG/cm2.

-Địa chất thủy văn:

Toàn bộ khu vực xây dựng công trình là vùng bồi lấp của hệ thống sông Đáy. Bề mặt được phủ một đới trầm tích, bồi tích khá dày. Trên bề mặt địa hình có mạng lưới kênh mương, ao hồ dày đặc. Trữ lượng nước mặt, nước ngầm phong phú.

Từ kết quả khảo sát thấy tại khu vực lớp chứa nước có bề dày lớn (các lớp cát, cuội, sỏi).

Theo kết quả khoan khảo sát địa chất công trình và các tài liệu địa chất thủy văn thu thập được cho thấy nước dưới đất tồn tại trong tầng sét ít dẻo, cát sét, cát lẫn sét và bụi. Trong thời gian khoan khảo sát đã tiến hành quan trắc mực nước ổn định trong lỗ khoan trên cạn cho thấy cao độ mực nước thay đổi từ 0,0m(các lỗ khoan trên bề mặt ruộng) đến +1,9m.

Hiện tại chưa phát hiện được các hiện tượng địa chất thủy văn gây bất lợi cho công trình. Tuy nhiên mực nước dưới đất cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến ổn định của hố móng trong quá trình thi công, cần có các biện pháp tháo khô hố móng.

-Các hiện tượng địa chất công trình:

Trong khu vực khảo sát chưa phát hiện thấy các hoạt động địa chất động lực công trình gây bất lợi cho ổn định của công trình. Do địa hình là vùng trũng, cấu tạo địa tầng là đất yếu, cát kém chặt, chảy và mực nước ngầm cao nên các hiện tượng sau cần được nghiên cứu trong quá trình thiết kế và thi công:

+   Ổn định hố móng khi thi công đào qua các lớp sét chảy, cát chảy, bão hòa, đất có trạng thái chảy;

+   Ổn định trượt và lún nền đường, nền đường đầu cầu, khi đắp nền đường trên các lớp đất yếu.

+   Xói lở nền đường đầu cầu, đầu cống khi dòng chảy bị thu hẹp.

Căn cứ theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam: TCVN 9386: 2012 khu vực khảo sát nằm trong vùng có động đất cấp VI (theo thang chia MSK-64).

-Mục tiêu đầu tư dự án:

Tuyến đường kết nối đường ĐT.495B với đường ĐH.15 (theo quy hoạch vùng huyện) và  khu công nghiệp Thanh Bình II, huyện Thanh Liêm là tuyến đường quan trọng, định hướng kết nối Khu công nghiệp Thanh Bình II với trục phát triển kinh tế T4, là xương sống giúp khu công nghiệp kết nối với mạng lưới đường tỉnh, là cửa ngõ vận chuyển hàng hóa cũng như nhu cầu vận tải của người dân xã Thanh nguyên tới đô thị trung tâm TP. Phủ Lý và ác vùng lân cận thông qua cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, lan tỏa thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Liêm. Các mục tiêu đầu tư của dự án:

- Tuyến đường góp phần hoàn thiện từng bước quy hoạch để phát triển khu trung tâm huyện lỵ Thanh Liêm và khu đô thị phố Cà đã được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt, tạo động lực phát triển, thu hút các nhà đầu tư để đẩy mạnh xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị huyện lỵ nhằm đáp ứng được mục tiêu phát triển và quy hoạch đến năm 2040.

- Là tiền đề để hoàn thiện mạng lưới giao thông theo quy hoạch của tỉnh, đặc biệt là kết nối thông suốt giữa các vùng huyện, thành phố, thị xã một cách thuận lợi, chống ùn tắc, giảm chi phí vận chuyển, đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, sản xuất của nhân dân địa phương nói chung và nhân dân xã Thanh Nguyên nói riêng.

-Quy mô quy hoạch:

Căn cứ theo Quy hoạch chung xây dựng đô thị huyện lỵ Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam đến năm 2040 được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt tại Quyết định số 1377/QĐ-UBND ngày 19/7/2019 và Quyết định số 2002/QĐ-UBND ngày 28/10/2022 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thanh Liêm đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

Căn cứ quy hoạch chung đô thị Phố Cà được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 282/QĐ-UBND ngày 29/02/2024.

Căn cứ các quy hoạch có liên quan, chức năng tuyến đường, kết nối giao thông giữa khu công nghiệp Thanh Bình II với đường ĐH.15 và ĐT.495B, kết nối với đường T4 và định hướng kết nối giao thông đối ngoại của khu công nghiệp, đề xuất cấp đường của dự án là đường phố chính chủ yếu, vận tốc thiết kế 80km/h theo TCVN 13592:2022.

Theo định hướng Quy hoạch, tuyến đường nghiên cứu là đường trục chính kết nối đường ĐT.495B với đường ĐH.15 (theo quy hoạch vùng huyện) và khu công nghiệp Thanh Bình II có quy mô là đường phố chính chủ yếu, mặt cắt rộng 54m.

-Tổ chức thực hiện:

- Tên dự án: Dự án ĐTXD tuyến đường kết nối đường ĐT.495B với đường ĐH.15 (theo quy hoạch vùng huyện) và khu công nghiệp Thanh Bình II, huyện Thanh Liêm

- Nhóm dự án: Công trình giao thông đường bộ, Dự án nhóm B.

- Cấp công trình: Công trình giao thông cấp đặc biệt.

- Quy mô: Đường phố chính chủ yếu, Vtk = 80Km/h.

- Cấp quyết định đầu tư: UBND huyện Thanh Liêm

- Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Liêm.

- Tư vấn thiết kế: Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế Đường Bộ (HECO).

- Thời gian thực hiện dự án: Năm 2023 - 2026.

- Nguồn vốn đầu tư: Vốn Ngân sách huyện và các nguồn vốn hỗ trợ khác khác.

- Địa điểm thực hiện dự án: xã Thanh Tâm và xã Thanh Nguyên, huyện Thanh Liêm.

 Xem thêm: Thuyết minh  ĐTXD tuyến đường kết nối đường ĐT.495B với đường ĐH.15 (theo quy hoạch vùng huyện) và khu công nghiệp Thanh Bình II, huyện Thanh Liêm.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Các bản đồ chi tiết dự án: XDLY,Thuyết minh, điển hình,...

(Việt Anh-Hạ tầng- ACUDVIETNAM)

Nội dung tóm tắt
Thêm vào
Mời bạn đăng nhập để thêm tài liệu vào danh sách yêu thích!
Báo lỗi