Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Xã Đông Bình có những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, địa hình sông-nước, điều kiện thổ nhưỡng, thủy văn thích hợp cho nhiều chủng loại cây trồng, vật nuôi. Nhưng với tình hình phát triển còn nhiều hạn chế như hiện nay, xã Đông Bình chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại và tương lai...
Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm gần trung tâm huyện và thành phố Cần Thơ, xã nhà sở hữu tiềm năng lớn để phát triển kinh tế - xã hội. Lợi thế này tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành dịch vụ như giao thông vận tải, giao thương buôn bán phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên ưu đãi với nguồn nước ngọt dồi dào, khí hậu ôn hòa và tài nguyên thiên nhiên phong phú đã tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành nông nghiệp. Nguồn kinh tế địa phương hiện nay chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu nhận được sự quan tâm đầu tư đúng mức, các ngành dịch vụ và công nghiệp sẽ có cơ hội bứt phá, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh và ứng dụng công nghệ cao. Điều này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể mà còn đóng góp lớn vào ngân sách, đồng thời nâng cao thu nhập bình quân đầu người của xã, mở ra một tương lai phát triển bền vững và thịnh vượng.
Hình 4 - Sơ đồ hiện trạng phân bố vùng sản xuất
Xã Đông Bình nằm về phía Đông của huyện Bình Minh, nằm cách trung tâm huyện Bình Minh khoảng 3,5 km theo hướng quốc lộ 54 với vị trí như sau:
+ Phía Đông giáp xã Đông Thạnh,
+ Phía Tây giáp xã Mỹ Hòa.
+ Phía Nam giáp xã Đông Thành.
+ Phía Bắc giáp Thị Trấn Cái Vồn và xã Thuận An.
Toàn xã có địa hình tương đối bằng phẳng mang đặc điểm địa hình vùng đồng bằng cao dần ra sông lớn và các vườn cây lâu năm, cao trình biến thiên từ 0,2 đến 1,6m. Xã nằm trong vùng trũng cục bộ của huyện Bình Minh, địa hình mang dáng dấp vùng đồng bằng chênh lệch trong khoảng (± 2m) thuận lợi cho phân bố cây trồng nhất là cây trồng cạn.
+ Quy hoạch xây dựng nông thôn mới là quy hoạch không gian và hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển về kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.
+ Quy hoạch và phát triển hướng tới việc khai thác, bảo vệ, gìn giữ tối đa các giá trị tự nhiên, hệ sinh thái vốn có của khu vực.
+ Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị truyền thống.
+ Phục vụ công tác quản lý, kiểm soát phát triển.
Phạm vi nghiên cứu trực tiếp Xã Đông Bình là toàn bộ ranh giới xã với 10 ấp: Đông Bình, Đông Bình A, Đông Bình B, Đông Bình C, Đông An, Đông Thuận, Phù Ly I, Phù Ly II, Đông Hậu, Đông Lợi.
* Quan điểm và nguyên tắc quy hoạch điểm dân cư nông thôn
- Hiện nay dân cư tại xã Đông Bình phân bố chủ yếu theo các trục lộ giao thông và các kênh rạch. Loại hình phân bố dân cư này phù hợp với tập quán sinh sống của người dân tại địa phương: ở kết hợp với sản xuất nông nghiệp. Do đó, quy hoạch các điểm dân cư nông thôn xã Đông Bình dựa trên những nguyên tắc sau:
+ Xây dựng các điểm dân cư trên cơ sở là các ấp hiện tại, tránh xáo trộn đời sống, sản xuất của người dân.
+ Đối với các tuyến dân cư dọc theo các trục giao thông, kênh rạch cần tuân thủ chặt chẽ quy định về lộ giới, chỉ giới xây dựng, hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường thủy.
+ Không phát triển thêm các tuyến dân cư sống rải rác trong nội đồng. Về lâu dài cần vận động người dân về sống tại các điểm tập trung dân cư để sử dụng các công trình hạ tầng xã hội tốt hơn.
+ Lựa chọn vị trí xây dựng trung tâm các điểm dân cư cần đảm bảo giao thông thuận tiện, có thể kết nối với trung tâm xã và các điểm dân cư khác.
Hình 7 - Vị trí xã Đông Bình trong tỉnh Vĩnh Long
+ Bản vẽ (CAD): Sơ đồ định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn và phân bố sản xuất quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Đông Bình, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
+ Các cơ sở pháp lý liên quan.
(Viết Anh-Hạ tầng-ACUDVIETNAM)