Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Xã Đông Bình có những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, địa hình sông-nước, điều kiện thổ nhưỡng, thủy văn thích hợp cho nhiều chủng loại cây trồng, vật nuôi. Nhưng với tình hình phát triển còn nhiều hạn chế như hiện nay, xã Đông Bình chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại và tương lai...
Nằm giữa lòng đồng bằng sông Cửu Long trù phú, xã Đông Bình mang trong mình vẻ đẹp đặc trưng của vùng sông nước với hệ thống sông Chà Và Lớn, sông Đông Thành uốn lượn. Nhờ địa hình thấp trũng cùng mạng lưới sông rạch dày đặc, nơi đây được thiên nhiên ưu đãi nguồn nước dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, cũng chính đặc điểm địa lý này khiến Đông Bình phải đối mặt với những thách thức không nhỏ từ thiên tai. Hàng năm, mùa nước lũ từ thượng nguồn sông Mekong đổ về mang theo phù sa màu mỡ, nhưng đồng thời cũng gieo rắc bao nỗi lo toan cho người dân nơi đây. Những ngôi nhà ven sông rạch chìm trong biển nước, những cánh đồng lúa, vườn cây ăn trái ngập úng, những con đường giao thông bị chia cắt... cuộc sống của người dân Đông Bình bị đảo lộn hoàn toàn. Thiên tai không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần, đặt ra những thách thức lớn trong việc bảo vệ và phát triển bền vững vùng đất này.
Hình 5 - Sơ đồ hiện trạng phân bố các công trình công cộng
Xã Đông Bình nằm về phía Đông của huyện Bình Minh, nằm cách trung tâm huyện Bình Minh khoảng 3,5 km theo hướng quốc lộ 54 với vị trí như sau:
+ Phía Đông giáp xã Đông Thạnh,
+ Phía Tây giáp xã Mỹ Hòa.
+ Phía Nam giáp xã Đông Thành.
+ Phía Bắc giáp Thị Trấn Cái Vồn và xã Thuận An.
Toàn xã có địa hình tương đối bằng phẳng mang đặc điểm địa hình vùng đồng bằng cao dần ra sông lớn và các vườn cây lâu năm, cao trình biến thiên từ 0,2 đến 1,6m. Xã nằm trong vùng trũng cục bộ của huyện Bình Minh, địa hình mang dáng dấp vùng đồng bằng chênh lệch trong khoảng (± 2m) thuận lợi cho phân bố cây trồng nhất là cây trồng cạn.
Hình 6 - Sơ đồ hiện trạng giao thông
+ Quy hoạch xây dựng nông thôn mới là quy hoạch không gian và hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển về kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.
+ Quy hoạch và phát triển hướng tới việc khai thác, bảo vệ, gìn giữ tối đa các giá trị tự nhiên, hệ sinh thái vốn có của khu vực.
+ Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị truyền thống.
+ Phục vụ công tác quản lý, kiểm soát phát triển.
Phạm vi nghiên cứu trực tiếp Xã Đông Bình là toàn bộ ranh giới xã với 10 ấp: Đông Bình, Đông Bình A, Đông Bình B, Đông Bình C, Đông An, Đông Thuận, Phù Ly I, Phù Ly II, Đông Hậu, Đông Lợi.
* Chỉ tiêu kiến trúc – quy hoạch :
+ Đất ở ≤ 300 m2 /hộ, khu vực ở tập trung : 120 m2//hộ, ≥ 25 m2/người
+ Đất xây dựng công trình dịch vụ : ≥ 5 m2/người
+ Đất cho giao thông và hạ tầng kỹ thuật : ≥ 5 m2/người (18-20 m2 /người:bao gồm giao thông nội đồng và giao thông trong các điểm dân cư)
+ Cây xanh công cộng : ≥ 2 m2/người Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật :
+ Cấp nước : ≥ 80l/người/ngày (đảm bảo 70% hộ được cấp nước)
+ Cấp điện : đạt tối thiểu 50% chỉ tiêu cấp điện của đô thị loại V ; Thoát nước thải : thu gom tối thiểu 80% lượng nước cấp.
Hình 4 - Sơ đồ hiện trạng phân bố vùng sản xuất
+ Bản vẽ (CAD): Sơ đồ hiện trạng tổng hợp và đánh giá đất xây dựng quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Đông Bình, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
+ Các cơ sở pháp lý liên quan.
(Viết Anh-Hạ tầng-ACUDVIETNAM)