Tỉnh Vĩnh Long nằm ở khu vực trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) - Trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh là thành phố Vĩnh Long nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ 40 km về phía Tây Nam, cách thành phố Phnom Penh khoảng 260 km. Hiện nay, tỉnh Vĩnh Long có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Vĩnh Long; thị xã Bình Minh và 06 huyện Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn, Bình Tân. Dân số năm 2019 là 1.051.823 người.
Thông tin Thuyết minh tổng hợp chương trình phát triển đô thị thị xã Bình Minh. Tỉnh Vĩnh Long đến năm 2030
Thị xã Bình Minh là đô thị cửa ngõ phía Nam và là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật lớn thứ 2 của tỉnh Vĩnh Long. Thị xã Bình Minh hiện nay có 3 phường (phường Cái Vồn, Thành Phước, Đông Thuận) và 05 xã ngoại thị (xã Thuận An, Đông Thạnh, Đông Bình, Mỹ Hòa và Đông Thành); tổng diện tích tự nhiên là 93,63 km2; dân số thường trú (năm 2019) là 94.866 người.
Thị xã Bình Minh có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia và quốc tế, trong vùng đô thị trung tâm của ĐBSCL, tiếp giáp với trung tâm thành phố Cần Thơ, đầu mối giao thông về đường bộ, đường thủy, đường sắt của vùng. Thị xã Bình Minh có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển các ngành kinh tế như công nghiệp, thương mại – dịch vụ và du lịch.
Về kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu sang sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, thương mại- dịch vụ. Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, hình thành khu công nghiệp công nghệ cao và một số cụm nghề tiểu thủ công nghiệp, cơ sở thương mại- dịch vụ phát triển nhanh, giải quyết được nhiều việc làm.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long đã được phê duyệt tại Quyết định số 195/QĐ-TTg ngày 16/02/2012 của Thủ tướng chính phủ, trong nội dung định hướng phát triển khu vực sông Hậu với cực tăng trưởng thứ 2 của tỉnh, thị xã Bình Minh có lợi thế là đô thị kế cận thành phố Cần Thơ; vùng sản xuất rau màu chuyên canh lâu đời và cây đặc sản bưởi Năm Roi. Định hướng phát triển trọng tâm của khu vực này là thương mại, sản xuất rau màu chuyên ngành, nuôi thủy sản; phát triển vườn cây ăn trái đặc sản gắn với du lịch sinh thái và phát triển đào tạo với phân hiệu các trường đại học.
-Vị trí địa lý:
Tỉnh Vĩnh Long nằm ở khu vực trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) - Trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh là thành phố Vĩnh Long nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ 40 km về phía Tây Nam, cách thành phố Phnom Penh khoảng 260 km. Hiện nay, tỉnh Vĩnh Long có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Vĩnh Long; thị xã Bình Minh và 06 huyện Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn, Bình Tân. Dân số năm 2019 là 1.051.823 người.
Thị xã Bình Minh có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia và quốc tế, trong vùng đô thị trung tâm của ĐBSCL, tiếp giáp với trung tâm thành phố Cần Thơ, đầu mối giao thông về đường bộ, đường thủy, đường sắt của vùng. Thị xã Bình Minh có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển các ngành kinh tế như công nghiệp, thương mại – dịch vụ và du lịch. Thị xã Bình Minh nằm dọc sông Hậu, phía Tây Nam tỉnh Vĩnh Long, trên tuyến hành lang kinh tế đô thị quan trọng của quốc gia và quốc tế như tuyến quốc lộ 1 nối thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ (tiếp giáp với trung tâm thành phố Cần Thơ).
Thị xã Bình Minh là đô thị cửa ngõ phía Nam và là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật lớn thứ 2 của tỉnh Vĩnh Long. Thị xã Bình Minh hiện nay có 3 phường (phường Cái Vồn, Thành Phước, Đông Thuận) và 05 xã ngoại thị (xã Thuận An, Đông Thạnh, Đông Bình, Mỹ Hòa và Đông Thành); tổng diện tích tự nhiên là 93,63 km2; dân số thường trú (năm 2019) là 94.866 người.
Nội thị gồm ba phường có tổng diện tích tự nhiên là 9,63 km2, tổng dân số nội thị là 35.766 người, trong đó:
Phường Cái Vồn: diện tích 2,20 km2; dân số 14.065 người
Phường Thành Phước: diện tích 3,53 km2; dân số 10.782 người
Phường Đông Thuận: diện tích 3,90 km2; dân số 10.919 người
Ngoại thị: 5 xã (khu vực ngoại thị) Thuận An, xã Đông Bình, Đông Thạnh, Đông Thành, Mỹ Hòa: tổng diện tích 84 km2; dân số 59.100 người.
Địa hình:
Thị xã Bình Minh có địa hình tương đối bằng phẳng, trong vùng thấp trũng của tỉnh Vĩnh Long cao từ phía Đông và thấp dần về phía Tây. Khu vực có cao trình từ 0,1 đến 0,6m (thuộc vùng ngập nông của ĐBSCL).
Thủy văn:
Địa bàn thị xã Bình Minh có hệ thống sông bao gồm: Sông Hậu (trải dài theo ranh giới phía Tây) với tổng chiều dài chảy qua thị xã khoảng 15km, sông Cái Vồn Lớn, sông Đông Thành, Kênh Chà Và, sông Cái Vồn. Ngoài các sông trên còn có hệ thống kênh rạch chằng chịt nối vào các sông.
Theo tài liệu của Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn, các thông số thuỷ văn của sông Hậu như sau:
Mực nước Hmax =+ 2,16m.
Mực nước trong đồng Hmax = 1,47m.
Mực nước mùa kiệt Hkiệt = 1,06 – 1,22m.
Sông Hậu chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ bán nhật triều.
Sông Cái Vồn Lớn, sông Đông Thành: Chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn sông Hậu. Chế độ thuỷ triều trên các sông, rạch theo tính chất bán nhật triều không đều. Trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 6, phụ thuộc vào chế độ mực nước của triều biển Đông. Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11, phụ thuộc phần lớn vào mực nước sông Cửu Long và một phần ảnh hưởng của thuỷ triều biển Đông.
Theo phân vùng lũ của định hướng quy hoạch lũ ĐBSCL, tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng ngập nông của đồng bằng. Mức nước lũ đo được ở các trạm Cần Thơ và Mỹ Thuận trong các lũ lớn, dao động từ +2m÷+2,15m. Tuy là vùng ngập nông, nhưng hàng năm thiệt hại do lũ gây ra đối với diện tích lúa thu - đông và vườn cây ăn trái là rất lớn.
Hiện trạng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn:
Vĩnh Long cách biển Ðông gần 200 Km, nên hầu như không có nước mặn. Hàng năm một lượng lớn phù sa của Sông Hậu bồi đắp nên đất đai màu mỡ thích hợp cho các loại cây trồng.
-Tài nguyên nước:
Tài nguyên nước mặt (bao gồm nước từ các sông rạch và nước mưa):
Thị xã Bình Minh nằm cạnh sông Hậu và có hệ thống sông, kênh, rạch khá thuận lợi cho việc cung cấp nguồn nước mặt quanh năm, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và sinh hoạt. Bên cạnh đó, còn có nguồn nước mưa cũng đóng vai trò quan trọng đối với sản xuất và đời sống nhân dân.
Tài nguyên nước ngầm: Theo kết quả điều tra, nguồn nước ngầm ở thị xã Bình Minh có độ sâu tầng nước ngầm khai thác khoảng 200m, chỗ sâu nhất có thể đến 300m; nước ngầm có hàm lượng sắt và độ nhiễm phèn khá cao. Vì vậy, việc khai thác, xử lý nước ngầm đòi hỏi chi phí đầu tư lớn.
-Tài nguyên khoáng sản:
Theo kết quả khảo sát của tỉnh Vĩnh Long, trên địa bàn thị xã Bình Minh có trữ lượng cát tương đối lớn, chất lượng tốt nên có khả năng khai thác để phục vụ cho xây dựng. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn tài nguyên này cần hiệu quả, hài hòa, vừa đảm bảo việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên vào trong phát triển kinh tế vừa đảm bảo an toàn, bền vững về môi trường và tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành của Chính phủ.
-Tài nguyên cảnh quan:
Cảnh quan sông nước tự nhiên đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long cộng với vị trí tiếp giáp con sông lớn là Sông Hậu đã giúp cho thị xã Bình Minh có được một lợi thế lớn trong việc tận dụng yếu tố tự nhiên để tạo ra hình ảnh đặc trưng của một đô thị sông nước, đô thị bên sông.
Là một thị xã đang phát triển từ một huyện với diện tích đất dành cho nông nghiệp còn khá lớn, khu vực ngoại thành thị xã Bình Minh mang đậm cảnh quan nông nghiệp đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, với các vùng trồng lúa rộng lớn và các vườn cây ăn trái lâu năm, xum xuê tỏa bóng bao quanh nhà ở của các hộ dân cư nông thôn. Ngoài ra, Bình Minh là một địa danh gắn liền với các vườn bưởi Năm Roi nổi tiếng dọc sông Hậu, đặc biệt tập trung ở xã Mỹ Hòa. Cảnh quan vùng bưởi với các vườn bưởi và vườn cây ăn trái ven sông cũng là một trong những nét cảnh quan đặc trưng của Bình Minh.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ THUYẾT MINH TỔNG HỢP CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2030
+ Các cơ sở pháp lý liên quan.
(huycuong-Hạ tầng- ACUDVIETNAM24)